Âm nhạc ở mức 432 Hz: Một tần số rung động thần thánh!

Các nhạc cụ nên được chỉnh đến tần số 440 Hz hay 432 Hz?

Năm 1955, người ta đã thiết lập nốt La = 440 Hz thành tiêu chuẩn quốc tế để thống nhất các cao độ khác nhau được sử dụng trước đây trong âm nhạc. Điều này có nghĩa là nốt La giữa dao động 440 lần mỗi giây. Nhưng một số người cho rằng nốt La = 432 Hz sẽ mang âm nhạc đến một mức độ khác.

Thí nghiệm cho thấy tần số 432 Hz hoàn thiện hơn, an lành hơn và ngược lại

Học giả âm nhạc Maria Renold, trong cuốn sách “Quãng, gam, tông và cao độ hòa nhạc” đã miêu tả cách bà thử nghiệm các hiệu ứng khác nhau trên người nghe từ các tần số 440 Hz và 432 Hz. Bà đã hỏi hàng nghìn người ở nhiều quốc gia khác nhau trong 20 năm qua để đánh giá cảm nhận của người nghe đối với mỗi tần số. Bà nói 90% số người thích tần số 432 Hz. Khi được yêu cầu miêu tả nó, họ sử dụng các từ như “hoàn thiện, chính xác, thanh bình, và chói sáng”. Ngược lại, họ miêu tả tần số 440 Hz như những thanh âm “không thoải mái, ngột ngạt, thiển cận”. Renold nhận được nhiều ảnh hưởng từ nhà thần bí người Áo Rudolf Steiner. Ông cảnh báo trước “độ sáng ma quỷ” của các cao độ cao hơn, và khuyến khích sử dụng nốt La = 432 Hz để giúp thăng hoa tinh thần. Nghiên cứu của Renold chưa từng được bình duyệt; nó cũng chưa được tái lập, nhưng có vẻ như không một nhà khoa học nào muốn nghiêm túc tái lập nó.

Kỹ sư âm thanh Trevor Cox đã tiến hành một nghiên cứu không chính thức trên mạng, trong đó yêu cầu người tham gia nêu lên sở thích của họ đối với các bản nhạc được biến đổi cao độ để mô phỏng bảy mức tần số khác nhau, bao gồm 432 Hz và 440 Hz. Trong khoảng vài trăm người tham gia, ông nhận thấy một xu hướng hơi nghiêng về 440 Hz thay vì 432 Hz.

Thí nghiệm bao gồm các đoạn nhạc đã được điều chỉnh điều chỉnh lại theo âm thanh kỹ thuật số tuy nhiên không được điều chỉnh lại theo âm thanh cơ khí. Không rõ cách này có tạo ra sự khác biệt hay không, vì Renold tuyên bố rằng thí nghiệm của bà chỉ có hiệu quả với các nhạc cụ phi điện tử. Tất cả các thí nghiệm bà tiến hành với các thanh âm được tạo ra bởi nhạc cụ điện tử đều thất bại.

Việc chuyển đổi sang tần số 432 Hz đã được một số nhân vật có tên tuổi ủng hộ, bao gồm ca sĩ opera giọng nam cao người Ý Luciano Pavarotti và giọng nữ cao Renata Tebaldi.

Việc hát ở mức tần số này được cho là sẽ đặt ít áp lực hơn lên các dây thanh âm của ca sĩ.

Nguyên nhân tần số 440 Hz được chọn làm tiêu chuẩn đang là chủ đề của một số tranh luận.

Cymatics: ‘Ngành khoa học âm thanh trở nên hữu hình’

Người ta cho rằng mức tần số 432 Hz có một tác động tích cực đối với nước, cũng như cơ thể chúng ta vì nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể người.

John Stuart Reid đã phát triển một loại dụng cụ gọi là CymaScope, được sử dụng trong một lĩnh vực nghiên cứu gọi là cymatics. Trang web chính thức của CymaScope miêu tả cymatics là “ngành khoa học âm thanh hữu hình”.

Trang web tiếp tục: “Dựa vào nguyên lý cho rằng khi âm thanh tiếp xúc mới một tấm màng như da hay bề mặt nước, nó sẽ in dấu một mô thức năng lượng vô hình. Nói cách khác, sự dao động mang tính chu kỳ trong mẫu âm thanh sẽ được chuyển đổi và trở thành các gợn sóng nước định kỳ, tạo ra các mô thức hình học tuyệt đẹp, hé lộ lĩnh vực từng được ẩn giấu của âm thanh”.

not nhac cymascope
Hình ảnh các nốt nhạc đàn piano của quãng tám thứ nhất trên dụng cụ CymaScope

Reid đã thử nghiệm hiệu ứng của nốt La = 432 Hz trên nước với CymaScope theo yêu cầu của người ủng hộ tần số 432 Hz hàng đầu Brian T. Collins. Collins đã công bố phản hồi của Reid như sau: “Tần số 432 Hz xuất hiện như một hình tam giác mỗi lần chúng tôi tạo ảnh nó. Chúng tôi nghĩ rằng có gì đó không đúng với CymaScope nhưng sau khi thử hơn 1 tiếng đồng hồ chúng tôi đã đi đến kết luận rằng số 3 có lẽ có liên hệ nào đó với tần số 432 Hz”.

Cymatics cho thấy các mô thức được tạo ra bởi tần số 432 Hz mang nhiều tính thẩm mỹ hơn so với được tạo ra bởi tần số 440 Hz. Nhưng nhà soạn nhạc Milton Mermikides đã chỉ ra trong blog của mình rằng các hộp dùng chứa nước có thể đã tác động đến kết quả.

cymascope am thanh
Hình ảnh biểu thị tần số 432 Hz (trái) và 440 Hz (phải).

“Một số hộp chứa nước xuất hiện các mô thức đẹp hơn với tần số 432 Hz thay vì 440 Hz, và các hộp khác lại có kết quả khá trái ngược”, ông đã viết. “Điều này cũng giống như việc nói rằng một cỡ giày nhất định nào đó là hoàn hảo khi chúng ta trình chiếu video về một người đi bộ khá vui vẻ với một đôi giày, nhưng lại phải gắng sức khi xỏ một đôi giày có kích cỡ khác”.

432 là một con số đặc biệt?

Có nhiều tuyên bố cho rằng 432 là một con số có ý nghĩa đặc biệt, vì khi thao tác các con số theo nhiều cách, con số 432 sẽ xuất hiện.

Một trong những tuyên bố khá đơn giản là con số 432 mang ý nghĩa đặc biệt vì nó là căn bậc hai của tốc độ ánh sáng. Thực ra, căn bậc hai của tốc độ ánh sáng là khoảng 431,6, nhưng dù sao con số đó cũng khá gần.

Đường kính Mặt trời là vào khoảng 864.000 dặm, tức là 2 x 432,000. Đường kính Mặt trăng là vào khoảng 2160, hay 4.320 chia cho 2.  Chúng ta bắt đầu nhận thấy việc sử dụng các phép tính nhân chia để tạo ra các giá trị khác nhau có liên hệ đến con số 432.

Một ví dụ về các phép tính phức tạp hơn đã được đưa ra bởi Collins. Ông viết rằng, “Mối liên hệ của Stonehenge với sự tiến động quỹ đạo trong 25.920 năm của điểm phân và con số 432 là khá rõ ràng”.

Ông đi theo một công thức bằng cách chia 360 cho số lượng các tảng đá ở mỗi vòng và sau đó chia 25.920 cho số đó. Thực hiện các phép chia này, các vòng tròn dạng khác không cho ra các con số có liên hệ với 432 (dù chúng cho ra các con số có ý nghĩa thiên văn khác, ông nói). Chỉ vòng tròn có 60 tảng đá là có liên hệ với con số 432: “Khi chia 360 cho 60 tảng đá ở vòng tròn thứ hai chúng ta sẽ có được 6. 25.920 chia cho 6 được 4.320. … Nếu vòng tròn thứ hai bao gồm 60 tảng đá tương đương với 25.920 năm thì mỗi tảng đá bằng với 432 năm xung quanh 12 phân khúc của quá trình tiến động 25.920 năm”.

Giải thích của ông trên thực tế dài hơn, nhưng chừng đó là đủ để hiểu được rằng cái tuyên bố khái quát cho thấy 432 là một con số có tầm quan trọng lớn dường như phụ thuộc vào cách thao tác các con số khác nhau. Nó có thể có một số ý nghĩa, nhưng ý nghĩa này không quá rõ ràng. Dường như chúng ta sẽ phải tìm kiếm nó để có thể thấy ý nghĩa này.

Cũng có tuyên bố cho rằng các nhạc sĩ cổ đại ở Hy Lạp, Ai Cập, và ngay cả các nền văn minh xa xôi hơn cũng đã chỉnh nhạc cụ của họ về tần số 432 Hz. Tuy nhiên, Đại Kỷ Nguyên chưa thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào để xác thực điều này. Trong giai đoạn lịch sử gần đây, trước khi tiêu chuẩn 440 Hz được thiết lập, các nhạc sĩ đã sử dụng một loạt các tần số khác nhau khi lên dây cho nhạc cụ.

Vấn đề sở thích

Liệu 432 là một con số có tầm quan trọng lớn hay liệu tần số 432 Hz có mang lại lợi ích đối với lượng nước trong cơ thể chúng ta; điều đó không quan trọng bằng việc bạn đơn giản có thích tần số 432 hay không.

Âm nhạc khiến chúng ta cảm thấy như thế nào, đây có thể là một vấn đề mang tính chủ quan hơn là khách quan.

Ivan Yanakiev, nhạc trưởng Học viện Quốc gia Bulgaria, có trong dàn nhạc môt nghệ sĩ cello chơi bản “Cello Suite thứ nhất ở hợp âm Son trưởng” với tần số 432 Hz. “Điều này thật mới, thật tuyệt vời”, Yanakiev trao đổi với tạp chí Vice’s Motherboard năm ngoái. “Nó là một sự hướng nguồn các tia sáng và tình yêu thuần túy làm rung động khắp căn phòng”.

Yanakiev đồng sáng lập dàn hòa nhạc 432 Orchestra vào năm 2013 để truyền rung động 432 Hz đi khắp thế giới.

Tiến sĩ Diana Deutsch, một nhà tâm lý học tri giác và nhận thức tại trường Đại học California ở San Diego, người đã viết sách về lĩnh vực tâm lý âm nhạc, đã nói với Motherboard rằng bà rất hứng thú với việc tiến hành các thử nghiệm tương tự như của Renold để xem sở thích của mọi người.

Cả hai tần số 440 Hz và 432 Hz đều đang được sử dụng. Tiêu chuẩn có thể thay đổi, nhưng nếu nó không đổi, những người với các sở thích khác nhau sẽ thưởng thức thanh âm của riêng họ.

Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới.

Bài viết liên quan

  • Cách trang trí nhà ở bằng chuông gió dofrance

    Cách trang trí nội thất bằng chuông gió Dofrance

    Chuông gió Dofrance là một trong những sản phẩm trang trí nội thất độc đáo và tinh tế. Nó làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống và còn có tác dụng giúp xua tan những áp lực trong cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách trang trí nội […]

  • Chuông gió Dofrance - Nét đẹp vượt thời gian

    Lịch sử phát triển và thiết kế của chuông gió Dofrance

    Chuông gió Dofrance, hay còn gọi là chuông gió Pháp, là một trong những sản phẩm thủ công nghệ thuật nổi tiếng của Pháp. Với hơn 100 năm lịch sử, chuông gió Dofrance đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc trưng của nước Pháp và được yêu thích trên toàn thế giới. Lịch […]

  • Chuông gió Bell Of Viena

    Giá Chuông gió Bells of Vienna mới nhất 2022

    Chuông gió (hay có thể gọi với tên khác là phong linh) là một trong những đồ vật dùng để trang trí, chúng tạo ra các âm thanh vui tai, báo hiệu có khách đến và có thể biết được hướng gió. Cũng như tác dụng làm cho không khí trở nên sôi động, trong […]

  • Chuông gió nhạc thiền

    Chuông gió nhạc thiền mang đến sự bình an trong tâm hồn

    Những chiếc chuông gió không còn xa lạ đối với nhiều người . Nhung để tạo ra những chiếc chuông gió mang âm thanh độc lạ, theo ý muốn người dùng thì lại là một vấn đề khác. Theo thị hiếu người mê chuông gió, những chiếc chuông gió nhạc thiền đã ra đời. Âm […]

  • Chuông gió bằng đồng là một trong những loại chuông gió phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.

    Công dụng của chuông gió bằng đồng có thể bạn chưa biết

    Chuông gió chắc hẳn là một vật dụng trang trí không còn xa lạ đối với nhiều người. Chuông gió được dùng khá phổ biến trong việc decor. Tuy nhiên ngoài việc làm cho không gian đẹp và lung linh hơn thì chuông gió còn có rất nhiều những công dụng hữu ích khác. Trong […]